Công nghệ có tâm

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giải quyết những vấn đề xã hội lớn nếu các công ty được tổ chức theo các chuẩn mực đạo đức cao nhất.

Image result for mam xanh cuoc song

Nếu chúng ta muốn giải quyết những thách thức khó khăn nhất và tồn tại dai dẳng nhất của xã hội thì công nghệ sẽ phải đóng vai trò quan trọng. Từ vấn đề biến đổi khí hậu đến vấn đề bất bình đẳng, chúng ta đã phải vất vả để theo kịp thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ bởi tính chất phức tạp của các vấn đề có vẻ khó giải quyết vượt quá khả năng can thiệp của chúng ta.

Những đột phá khoa học có được nhờ AI có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng bằng cách giúp khám phá kiến thức mới, ý tưởng mới và chiến lược mới trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với tất cả chúng ta.

Nhưng việc công chúng ngày càng gia tăng mối quan tâm về một số nguyên lý cơ bản của lĩnh vực công nghệ nên được xem là hồi chuông cảnh tỉnh cấp bách. Tất nhiên, nhiều công ty công nghệ đã bắt đầu đi vào hoạt động với tâm lý hào phóng. Nhưng sự thật là những ý định tốt đẹp hiện đang đối mặt với tình trạng phiền phức, trăn trở gia tăng từ phía các nhà bình luận và công chúng.

Phải nói rằng không nên bỏ qua việc công chúng đang ngày càng quan tâm hơn bởi đơn giản là có sự khác biệt về nhận thức giữa các nhà phát triển và người dùng công nghệ, có điều gì đó sâu sắc hơn trong công việc.

Hiện có ít nhất ba sự bất đối xứng quan trọng giữa thế giới công nghệ và bản thân thế giới nói chung.

Thứ nhất, đó là sự bất đối xứng giữa những người phát triển công nghệ và các cộng đồng sử dụng công nghệ. Điều này có thể gây ra sự gián đoạn giữa các hoạt động bên trong của các tổ chức và xã hội mà những tổ chức này tìm cách phục vụ.

Đây là một vấn đề cấp thiết. Công nghệ không mang giá trị trung lập – công nghệ phản ánh các thành kiến của những người sáng tạo ra nó – và phải được phát triển và định hình bởi nhiều cộng đồng khác nhau nếu chúng ta muốn giảm thiểu nguy cơ về các mối gây hại ngoài mong muốn.

Thứ hai, có sự bất đối xứng về thông tin liên quan đến cách thức công nghệ thực sự hoạt động, và tác động của các hệ thống kỹ thuật số đối với đời sống hàng ngày. Các kết quả đạo đức trong công nghệ phụ thuộc nhiều hơn vào các thuật toán và dữ liệu: chúng phụ thuộc vào chất lượng của cuộc tranh luận mang tính xã hội và trách nhiệm chân thật.

Với sự bất đối xứng, cần có nỗ lực hợp tác và đòi hỏi các loại hình tổ chức mới tạo điều kiện mang lại hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của các thuật toán phức tạp và các tác động của chúng đối với xã hội. Điều này đòi hỏi sự can đảm, sự tin tưởng và tính ưu tiên đối với cuộc tranh luận thực sự và cam kết thể hiện các vai trò thể chế, trong đó các chuyên gia công nghệ phải cộng tác với nhau.

Một trong những diễn đàn đa bên mới là Quan hệ đối tác về Trí tuệ nhân tạo, tập hợp các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các học viện và xã hội dân sự để thảo luận về đạo đức học máy, bao gồm các vấn đề như sự công bằng, tính minh bạch và trách nhiệm. Ban điều hành của diễn đàn này có sự tham gia bình đẳng của các đại diện đến từ các tập đoàn và tổ chức phi lợi nhuận, làm cho diễn đàn trở thành một nỗ lực thực sự xuyên suốt.

Cũng giống như trách nhiệm đạo đức có thể giúp tránh gây ra các tác hại mới, nhiều người trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) cũng nhìn thấy tiềm năng dành cho các công cụ mới trong việc cải thiện thực sự công bằng xã hội.

Thứ ba, sự bất đối xứng này không chỉ xảy ra duy nhất đối với công nghệ, chúng ta cần phải giải quyết sự bất đối xứng về động lực giữa các ưu đãi dựa trên thị trường và các mục tiêu xã hội khác mà chúng ta mong muốn. Các biện pháp chuẩn mực đối với thành tích kinh doanh, từ các đánh giá gây quỹ tới người dùng hoạt động, mang lại trách nhiệm xã hội.

Bất kỳ người sáng lập nào, đều hy vọng triển khai công việc kinh doanh mới, nên phải thuyết phục các nhà đầu tư và những nhân viên mới về khả năng tăng trưởng kinh doanh trong tương lai, và sau đó luôn luôn nhấn mạnh về tiềm năng tăng trưởng đó. Việc làm này sẽ tập trung theo đuổi một mục đích duy nhất vào các chỉ số quan trọng, ít để tâm xem xét các ảnh hưởng ngoại ứng xã hội phức tạp hoặc lắng nghe những người có ý kiến bất đồng.

Đó là một phần lý do tại sao một số người sáng lập cũng bị hấp dẫn bởi những ý tưởng và mô hình kinh doanh an toàn nhất và đã được chứng minh hiệu quả nhất. Họ kết thúc việc tạo ra các dịch vụ mới để cá nhân hóa đồ uống chứa soda khi nửa tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch, hoặc những cách thức mới để đặt đồ ăn qua điện thoại khi hơn 800 triệu người bị suy dinh dưỡng. Tại sao chúng ta có thể hẹn hò với một người lạ mà chúng ta gặp gỡ trên một ứng dụng trong vài phút nhưng các y tá và bác sĩ, những người thực hiện các phương pháp cứu mạng sống con người thì vẫn sử dụng giấy tờ và máy fax để giao tiếp với nhau?

Chúng ta cần những cấu trúc pháp lý dựa trên khuyến khích mới – những cấu trúc đặt lợi ích xã hội quan trọng như lợi nhuận – nhằm khích lệ nhiều người sáng lập tham gia vào các vấn đề trong thế giới thực hơn và làm như vậy với cái tâm thực sự. Khu vực tư nhân phải mang lại cùng động lực đổi mới vốn đã tạo ra rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mới tuyệt vời trong nhiều thập kỷ qua cho thách thức hiện đại về việc thiết kế các hệ thống phù hợp với luân thường đạo lý và có trách nhiệm. Rõ ràng là có chỗ cho sự đổi mới ở đây.

Chẳng có gì là dễ dàng cả. Nhưng với sự quan tâm nghiêm ngặt đến các khả năng của công nghệ, nghiên cứu về các yếu tố đầu vào và các tác động của công nghệ, sự minh bạch hơn và sự định hướng lại các ưu đãi, chúng ta có thể vượt qua sự phức tạp vốn khiến các vấn đề của xã hội trở nên khó giải quyết. Nếu chúng ta có thể triển khai các công cụ này một cách rộng rãi và công bằng, nuôi dưỡng một môi trường nơi mà mọi người có thể tham gia và hưởng lợi từ chúng, chúng ta sẽ có cơ hội làm giàu thêm và thúc đẩy nhân tính nói chung. Tất cả chúng ta, những người tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ, phải làm mọi thứ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Ước mơ là một hạt giống tốt sẽ nảy mầm xanh.

0911.43.1368